10 LĨNH VỰC TRẢI NGHIỆM
Phát triển năng lực tiếng anh
Học thêm ngôn ngữ cũng là một cách kích thích khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc xử lí vấn đề của trẻ. Giai đoạn mầm non là giai đoạn thuận tiện nhất để có thể đồng thời học hai ngôn ngữ và thông thạo như người bản ngữ.
Phát triển ngôn ngữ cảm xúc
Cảm xúc của trẻ được xây dựng dựa trên sự học hỏi từ hành động của những người mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Sự phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ mầm non có mối liên hệ mật thiết với nhân cách của trẻ khi lớn lên.
Phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ chính để trẻ thiết lập và duy trì quan hệ với ban bè và mọi người xung quanh.
Phát triển nhận thức
Trường mầm non là môi trường nền tảng, nơi mà trẻ được hướng dẫn để rèn luyện khả năng sử dụng não bộ, từ đơn giản thông qua việc tiếp nhận thông tin đến suy nghĩ một cách có tổ chức, linh hoạt và đa dạng hơn.
Phát triển kỹ năng Đọc – Viết
Rèn luyện khả năng đọc – viết cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò tạo lập nền móng cho sự phát triển khả năng học hỏi về sau của từng đứa trẻ.
Phát triển khả năng toán học
Đảm bảo phát triển kỹ năng tính toán cơ bản và kích thích tư duy logic cho trẻ thông qua các bài tập đơn giản, phù hợp với năng lực từng trẻ.
Phát triển hiểu biết khoa học công nghệ
Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường đến trường với rất nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh. Việc tạo điều kiện tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên, trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ phát triển vốn hiểu biết khoa học và công nghệ, làm tiền đề cho quá trình phát triển khả năng tư duy của trẻ.
Phát triển năng lực nhận thức xã hội
Phát triển năng lực nhận thức xã hội là nền tảng về bộ môn xã hội học, giúp trẻ rèn luyện khả năng tiếp thu, nhận thức và có hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh.
Phát triển sáng tạo qua nghệ thuật
Âm nhạc, hội họa, thiết kế thời trang, diễn kịch, khiêu vũ,… kích thích các khả năng sáng tạo của trẻ mầm non và kích thích trẻ thể hiện các ý tưởng cũng như suy nghĩ của bản thân một cách độc lập và đầy mới mẻ.
Phát triển thể chất
Sự phát triển thể chất có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển cảm xúc – xã hội và thành tích của mỗi cá nhân. Giáo dục thể chất trong các lớp học đầu đời, góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triển lành mạnh của não bộ và sức khỏe của trẻ.